Khổng Minh Thần Quẻ
Gia Cát Lượng, tự là Khổng Minh, hiệu là Ngọa Long. Ông là một trong những công thần khai quốc, nhà tiên tri, vị quân sư tài ba và là nhà ngoại giao chính trị nổi tiếng nhất thời Tam Quốc. Không chỉ tài năng, Khổng Minh còn có một tấm lòng “tận trung báo quốc” đáng ngưỡng mộ mà không phải bất cứ một quân thần nào cũng có được.
Gia Cát Lượng sinh năm 181, mùa thu năm Tân Dậu tại Dương Đô, ngày nay thuộc huyện Nghi Nam, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông sinh vào thời Hán Linh Đế, tức đời nhà Đông Hán.
Ông là con trai của Gia Cát Khuê, từng làm chức Quận thừa tại Thái Sơn, thời nhà Hán mạt. Ông là con trai thứ hai, có anh là Gia Cát Cẩn và em là Gia Cát Quân. Theo Tam Quốc chí thì thầy của Khổng Minh chính là Bàng Đức Công, người ở Tương Dương. Theo như trong sách thì ban đầu, Bàng Đức Công không dạy bảo gì Gia Cát Lượng mà chỉ mặc ông tới nhà một mình rồi quỳ lạy dưới giường. Mãi sau này thì Bàng Đức công mới chịu dạy bảo cho Gia Cát Lượng. Và đây cũng chính là người đã đặt cái tên Ngọa long cho Gia Cát Lượng, cùng với đó chính là các tên như Phượng Sồ cho Thủy Kính.
Sự nghiệp của Gia Cát Lượng gắn liền với Lưu Bị khi ông trở thành một bề tôi trung thành, nhất định một lòng với minh quân mà mình đã lựa chọn. Với vai trò phò tá cho lưu bị, Gia Cát khổng Minh đã giúp cho Lưu Bị gây dựng cơ đồ của nhà Thục Hán. Lưu Bị biết đến được Gia Cát Lượng - Khổng Minh chính là do sự tiến cử của Tư Mã Huy nhân lúc bàn chuyện thiên hạ. Không chỉ có Tư Mã Huy mà Từ Thứ, là một mưu sĩ cũng là một người mà Lưu Bị rất tin tưởng cũng gợi ý ông nên đến gặp Gia Cát Lượng. Chính vì thế mà mong muốn chiêu mộ được “con rồng nằm” Gia Cát Khổng Minh trong con người Lưu Bị càng lớn hơn bao giờ hết.
Dấu ấn của Gia Cát Lượng chính là việc giúp cho Lưu Bị có được 4 quận ở phía Nam khi không bỏ công hay gặp tổn hại gì nhiều. Trong khi đó, nhà Ngô lại chỉ có được 3 quận ở Kinh Châu mặc cho công sức và con người đều bị tổn thất khá lớn. Tham mưu của Gia Cát Lượng được xem là một sách lược đầy táo bạo nhưng cũng rất thành công. Đây được xem như một sự học hỏi khá lớn của Gia Cát Lượng từ Chu Du và Lỗ Túc khi 2 người họ đều có hơn 15 năm kinh nghiệm với con đường binh nghiệp. Còn Gia Cát Lượng tính tới thời điểm trận đánh diễn ra mới chỉ tham gia chính sự được 1 năm và ông mới 28 tuổi mà thôi.
Vào mùa hạ của năm 221, Lưu Bị chính thức lên ngôi, thế nhưng, vừa lên đã bắt đầu muốn đánh Kinh Châu để có thể trả thù cho Quan Vũ. Gia Cát Lượng khuyên ngăn không nổi và ngay sau đó chính là thất bại của Lưu Bị tại Tỷ Quy. Điều này đã khiến cho Lưu Bị quá mất mặt, bệnh nặng mà mất. Trước khi chết, Lưu Bị giao lại đại sự cho Gia Cát Lượng và dặn dò con trai của mình “phải coi thừa tướng như cha”. Nghe được vậy, Gia Cát Lượng liền quỳ xuống và nguyện chết cũng vẫn một lòng cung cúc tận tụy.
Gia Cát Lượng thực hiện chiến dịch Bắc phạt không thành, điều này đã dẫn đến bệnh tình của ông trở nên trầm trọng hơn rất nhiều. Và ngay sau đó chính là sự ra đi của ông vào tháng 8 năm 234, khi ấy Gia Cát Lượng 54 tuổi. Về tài năng của Gia Cát Lượng thì khó ai có thể bàn cãi được. Từ chính trị, ngoại giao cho tới quân sự, lĩnh vực nào ông cũng có điểm mạnh riêng biệt của mình. Không những vậy, tài tiên đoán của Gia Cát Lượng cũng được rất nhiều người nể phục.
Khổng Minh Thần Quẻ